- Kinh Nghiệm - Kiến Thức
Bất động sản không có lối đi chung và những điều cần biết
Cập Nhật: 25/10/2021 | 11:03:43 AM
Việc nắm rõ quyền và nghĩa vụ về lối đi chung là cần thiết bởi không phải bất động sản nào cũng thuận tiện trong việc giao thông, di chuyển. Hiểu biết kỹ lưỡng vấn đề này sẽ giúp nhà đầu tư tránh những tranh chấp không đáng có.
Điều 254 Luật Dân sự năm 2015 quy định quyền về lối đi qua như sau:
"- Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp không tự thỏa thuận được về lối đi chung giữa các bất động sản thì hộ dân có quyền nộp đơn ra Ủy ban nhân dân xã yêu cầu giải quyết.
- Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên. Nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
- Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại Khoản 2 Điều này mà không có đền bù."
- Xem thêm: Tư vấn Luật đất đai Phú Quốc
Quy định về lối đi chung khi bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác
Chiếu theo quy định trên, các hộ dân không có lối đi ra đường công cộng có quyền yêu cầu các hộ dân có bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Đồng thời, các hộ dân đi nhờ phải đền bù cho các hộ dân đã dành diện tích đất thuộc quyền sử dụng của mình để làm lối đi chung.
Bên cạnh đó, người dân cũng cần ý thức vài điểm sau về nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản (theo Điều 265 Luật Dân sự):
- Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định. Nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung; không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách.
Có lấy lại được đất dùng làm lối đi chung không?
Theo quy định này thì có nghĩa là nếu những gia đình xung quanh không có lối đi thuận tiện ra đường lớn thì chủ mảnh đất có nghĩa vụ phải dành lối đi đó làm lối đi chung. Còn nếu như những gia đình xung quanh còn có thể ra bằng con đường khác thuận lợi hơn thì không phải có nghĩa vụ phải giành lối đi làm lối đi chung.
Và nếu như lối đi đó đã được cấp sổ đỏ thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu đòi lại. Khi tranh chấp đưa ra giải quyết thì phải chứng minh được là lối đi đó đã được chuyển nhượng hoặc được nhà nước giao hợp pháp, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chủ sở hữu có quyền khiếu nại yêu cầu ủy ban xã giải quyết.
Không có lối đi chung thì phải làm sao khi hàng xóm xây tường rào không cho đi qua phần đất của họ?
Theo Điều 254 Luật Dân sự quy định quyền về lối đi qua thì bạn có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ và hàng xóm của bạn phải có nghĩa vụ dành một lối đi chung hợp lý cho gia đình bạn và các nhà khác cũng bị vây bọc./.
(Nguồn: BDS Phú Quốc)
- Tin tức khác