- Tin Thị Trường
Bong bóng thị trường bất động sản đang phình to hơn trên phạm vi toàn cầu
Cập Nhật: 23/6/2021 | 3:10:47 PM
Theo Bloomberg Economics, giá bất động sản trên khắp thế giới đang bùng lên làm dấy lên hồi chuông cảnh báo về bong bóng chưa từng thấy kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
New Zealand, Canada và Thụy Điển được xếp hạng là các thị trường nhà ở đắt giá nhất trên thế giới dựa trên các chỉ số chính được sử dụng trong bảng chỉ báo chính của Bloomberg Economics. Bên cạnh đó, Anh và Mỹ cũng ở gần đầu bảng xếp hạng về rủi ro của thị trường bất động sản.
Nhà kinh tế học Niraj Shah viết trong báo cáo: “Một loạt các yếu tố đang đẩy giá nhà lên mức chưa từng có trên toàn thế giới. Lãi suất thấp kỷ lục, các gói kích thích tài khóa chưa từng có, tiết kiệm sẵn có trong giai đoạn bị phong tỏa do đại dịch, lượng nhà ở hạn chế và kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu đều đóng góp vào đà tăng phi mã của giá nhà”.
Trong đó, phân tích chủ yếu tập trung vào các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Theo phân tích, những người làm việc tại nhà cần thêm không gian và các chính phủ ưu đãi thuế dành cho người mua nhà cũng đang thúc đẩy nhu cầu về nhà ở.
Các chỉ báo chính của Bloomberg Economics tổng hợp 5 chỉ số để ước tính “thứ hạng bong bóng” của một quốc gia, con số càng cao hơn cho thấy nguy cơ điều chỉnh cao hơn.
Trong số các chỉ số, tỷ lệ giá trên giá thuê (giá mua bất động sản chia cho giá thuê trong 1 năm) và tỷ lệ giá trên thu nhập (giá mua bất động sản chia cho thu nhập trong 1 năm) đã giúp đánh giá tính bền vững của việc tăng giá bất động sản.
Theo phân tích của Bloomberg Economics, đối với nhiều quốc gia trong OECD, tỷ lệ này đã cao hơn so với trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Biểu đồ 5 chỉ số chính của Bloomberg Economics đo lường bong bóng trên thị trường bất động sản ở một số quốc gia
>>> Tần suất "sốt ảo" đất nền gia tăng đột biến, hé lộ nguyên nhân và dự báo về bong bóng cuối năm 2021
Xếp hạng bong bóng
Theo phân tích, ngay cả khi các chỉ số rủi ro đó tăng lên, với lãi suất vẫn thấp, các tiêu chuẩn cho vay thường cao hơn so với trước đây và các chính sách an toàn vĩ mô được áp dụng, thì nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ là không rõ ràng. Nhà kinh tế Shah cho biết giai đoạn sắp tới nhiều khả năng sẽ được đặc trưng bởi sự đóng băng hơn là sụp đổ.
Tuy nhiên, rủi ro lớn hơn khi có sự bùng nổ đồng bộ về giá nhà như trường hợp của chu kỳ kinh tế hiện tại.
“Khi chi phí đi vay bắt đầu tăng, thị trường bất động sản và các biện pháp rộng hơn được áp dụng để bảo vệ sự ổn định tài chính sẽ phải đối mặt với một bài kiểm tra quan trọng”, nhà kinh tế Shah cho biết.
(Nguồn: Sưu Tầm)
- Tin tức khác