- Tư vấn Luật Đất Đai
Cá nhân được nhận thế chấp sổ đỏ - Quy định mới nhất 2021
Cập Nhật: 2/7/2021 | 9:54:38 AM
Theo nghị định 21/2021, từ ngày 15/5 các cá nhân, tổ chức kinh tế không phải tổ chức tín dụng đã có thể nhận thế chấp sổ đỏ từ các cá nhân khác.
Nghị định 21/2021 đã mở ra cơ hội cũng như giải quyết ách tắc thủ tục hành chính song vẫn tiềm ẩn rủi ro. Cũng nhờ đó mà các nhà đầu tư khi mua bán đất An Thới Phú Quốc cũng sẽ đỡ gặp phải rủi ro pháp lý trong quá trình giao dịch.
Nghị định 21/2021 quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, cho phép cá nhân nhận thế chấp “sổ đỏ, sổ hồng”
Điều kiện để cá nhân được nhận thế chấp Sổ đỏ, Sổ hồng
Điều 35 của Nghị định 21/2021 quy định việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Bên nhận thế chấp là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai.
- Việc nhận thế chấp phải bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ, không vi phạm điều cấm của Bộ luật Dân sự và luật khác liên quan. Đồng thời không trái đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng về dự án đầu tư, xây dựng, thuê, thuê khoán, dịch vụ, giao dịch khác.
- Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm trả tiền lãi thì lãi suất phát sinh do chậm trả tiền, lãi trên nợ gốc trong hạn, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi chưa trả hoặc lãi, lãi suất khác áp dụng không được vượt quá giới hạn thỏa thuận về lãi, lãi suất quy định tại khoản 5 Điều 466, khoản 2 Điều 357 và Điều 468 của Bộ luật Dân sự.
- Trường hợp có thỏa thuận về việc xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên có nghĩa vụ mà không có quy định khác của pháp luật thì chỉ xử lý 01 lần đối với mỗi hành vi này.
Lưu ý: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không được áp dụng theo Nghị định 21 nêu trên.
- Bán đất nhanh, mua đất thổ cư Phú Quốc tốt duy nhất một kênh Bdsphuquoc.net.vn Tại đây, hàng triệu tin rao mua bán nhà đất Phú Quốc được cập nhật liên tục mỗi ngày, hãy truy cập ngay để không bỏ lỡ!
Lợi ích của việc cá nhân được thế chấp Sổ đỏ, sổ hồng
Theo nhiều chuyên gia, việc cá nhân được nhận thế chấp Sổ hồng, Sổ đỏ của cá nhân khác theo quy định mới này là phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội, phù hợp với thực tế của cuộc sống.
Khi chưa có quy định này, các cá nhân, pháp nhân vẫn phải ký hợp đồng vay mượn tiền và cầm cố, thế chấp quyền sở hữu nhà đất để bảo đảm khoản vay. Khi đến hạn không trả tiền thì các cá nhân, pháp nhân cho vay phải khởi kiện ra tòa án, đồng thời yêu cầu phát mãi tài sản để bảo đảm thi hành án.
Các cá nhân vẫn phải ký hợp đồng vay mượn tiền và cầm cố, thế chấp quyền sở hữu nhà đất để bảo đảm khoản vay
- Cảnh báo: 3 sai lầm nghiêm trọng khi vay tiền mua nhà đất
- 9 điều cần nhớ khi vay tiền ngân hàng mua đất dự án ở Phú Quốc
- Nắm rõ quy trình vay vốn ngân hàng khi mua đất nền dự án Phú Quốc
Tuy nhiên, cũng rất nhiều trường hợp các bên cho vay ép buộc bên vay phải ký hợp đồng mua bán bất động sản giả. Sau đó bên vay tiền muốn trả tiền và lấy tài sản về cũng không được.
Điều này đã làm việc tranh chấp thua kiện, khiếu nại khắp nơi, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội và mất niềm tin của nhân dân vào luật pháp. Quy định này đã giúp cho người vay tiền không bị ép phải ký hợp đồng giả cách mua bán bất động sản nữa, điều này là rất tốt.
Mặt khác, quy định này đã giúp Nhà nước quản lý kinh tế xã hội tốt hơn, nắm bắt số lượng, dòng tiền cho vay đối với các giao dịch về cầm cố thế chấp tài sản trong nhân dân, các doanh nghiệp chính xác hơn. Từ đó, Nhà nước dễ dàng điều tiết và thay đổi bổ sung quy định pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế đó.
Nguy cơ rủi ro từ việc cá nhân được thế chấp sổ đỏ, sổ hồng
Mặc dù Nghị định 21/2021 được đánh giá là tạo ra cơ hội và tháo gỡ nút thắt hoạt động tín dụng trong dân sự, song nhiều ý kiến cho rằng, không vì thế mà cá nhân, tổ chức nhận bảo đảm và người có tài sản thế chấp tránh được hết rủi ro trong giao dịch.
Rủi ro từ việc cá nhân, tổ chức được nhận thế chấp Sổ đỏ sẽ không tồn tại nếu các bên thực hiện đúng quy định pháp luật hiện hành.
Việc này cũng giống như mua bán, tặng cho bất động sản. Nếu ai làm giả Sổ đỏ đi cầm cố, thế chấp thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về lừa đảo. Còn người nhận cầm cố thế chấp thì giống như người mua nhà đất, phải có nghĩa vụ đi tìm hiểu tính pháp lý của bất động sản đó, kiểm tra có tranh chấp, có bị giải tỏa, kê biên, tài sản này là sở hữu chung hay sở hữu riêng, có liên quan đồng thừa kế hay không,…
Tuy nhiên, cần có thêm hướng dẫn cụ thể về việc cầm cố, thế chấp tài sản này có bắt buộc phải đăng ký thế chấp, giải chấp tại cơ quan Nhà nước như các tổ chức tín dụng hay ngân hàng hay không? Nếu buộc phải đăng ký sẽ hạn chế các tranh chấp xảy ra khi một tài sản không thể mang đi cầm cố thế chấp cho nhiều người được.
(Nguồn: BDS Phú Quốc)
- Tin tức khác