Google Console: Google ads: Google Tag Manager: Google Analytics
  • Kinh Nghiệm - Kiến Thức
    • Quy hoạch
    • Bản Đồ Quy Hoạch
    • Tin Quy Hoạch
    • Tin tức
    • Tư vấn Luật Đất Đai
    • Tin Thị Trường
    • Tin Tức Phú Quốc
    • Kinh Nghiệm - Kiến Thức
    • Du Lịch Giải Trí

Đất CLN là gì? Có thể chuyển nhượng, xây nhà, lên thổ cư được không?

Cập Nhật: 14/5/2021 | 10:13:38 AM

Đất trồng cây lâu năm (CLN) là một trong số đó với tính ứng dụng cao và rất quen thuộc. Đất trồng cây lâu năm là gì? Có thể chuyển mục đích sử dụng đất lên đất thổ cư hay không? Có thể xây nhà hay tiến hành chuyển nhượng được hay không?

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Bds Phú Quốc về đất trồng cây lâu năm là gì? điều kiện, thuế phí, hồ sơ và thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lên đất thổ cư theo quy định mới nhất.

Đất trồng cây lâu năm là gì?

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất trồng cây lâu năm là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Căn cứ vào phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai thì đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm. 

Đất CLN là gì? Có thể chuyển nhượng, xây nhà, lên thổ cư được không?

Đất trồng cây lâu năm (CLN) đã là một loại hình đất thu hút đầu tư bất động sản bậc nhất tại Phú Quốc

Đất chuyên trồng cây lâu năm cũng được phân loại thành 4 nhóm nhỏ hơn bao gồm:

  • Đất trồng cây công nghiệp lâu năm: 

Đây là loại đất chuyên phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp trong nước cũng như xuất khẩu. Các loại nguyên liệu này thường phải qua sơ chế, chế biến để thành các mặt hàng lưu thông ra thị trường. Điển hình về đất trồng cây công nghiệp lâu năm ở Việt Nam là các vùng trồng cà phê, chè, ca cao, cao su,…

  • Đất trồng cây ăn quả lâu năm: 

Các loại đất nông nghiệp được sử dụng làm đất trồng cây ăn quả và các cây này cho trái trong nhiều năm thì vẫn được tính là đất trồng cây lâu năm. Một số loại cây ăn quả lâu năm theo quy định này có thể kể đến như bưởi, cam, sầu riêng, nhãn,…

  • Đất trồng cây dược liệu lâu năm: 

Thông thường các cây thuốc, cây dược liệu chỉ cho thu hoạch một lần hoặc vài lần trong một mùa. Tuy nhiên vẫn có các giống cây dược liệu cho phép người trồng thu hoạch trong nhiều năm liên tiếp và Nhà nước đã xếp các khu vực này vào nhóm đất chuyên trồng cây lâu năm để quản lý. Các vườn hồi, quế, sâm,… đều được coi là khu trồng cây lâu năm.

  • Đất trồng cây gỗ lâu năm: 

Hầu hết các cây cho gỗ, bóng mát đều sinh trưởng trong nhiều năm liền nên khu đất trồng các cây gỗ này đều được xếp vào nhóm đất trồng cây lâu năm. Không chỉ có các khu trồng cây thân gỗ lớn như keo, xà cừ, bạch đàn,… mà một số giống cây tạo cảnh quan như khu trồng hoa sữa, lộc vừng cũng được coi là khu có trồng cây lâu năm.

Hiện nay các khu đất có trồng cây lâu năm đều thuộc quản lý của Nhà nước. Nhà nước sẽ có thẩm quyền giao quyền sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình hoặc các tổ chức hợp pháp có nhu cầu quản lý và sản xuất loại đất này.

>>> Có thể bạn quan tâm: Đất trồng cây hàng năm BHK là gì?

Đặc Điểm Của Đất Trồng Cây Lâu Năm

Mỗi loại hình đất có những đặc điểm riêng biệt. Từ đó, mọi người có thể dễ dàng nhận ra nó. Dưới đây, chúng ta hãy cùng nói về những điểm nổi bật cần biết về đất trồng cây lâu năm CLN nhé.

  • Là một loại đất nông nghiệp.
  • Đất trồng cây lâu năm được nhà nước giao cho các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
  • Đây là đất có thời hạn sử dụng.
  • Đất có thể chuyển đổi hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy rằng, đất trồng CLN mang tới rất nhiều lợi ích giúp cho nền nông nghiệp, lâm nghiệp của nước ta phát triển một cách mạnh mẽ hơn.

Đất CLN là gì? Có thể chuyển nhượng, xây nhà, lên thổ cư được không?

Đất trồng cây lâu năm (CLN) được nhà nước giao cho các cá nhân, tổ chức

Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm

Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm là 50 năm. Sau khi đất đã hết hạn sử dụng thì có ba trường hợp có thể xảy ra:

  • Nhà nước tiến hành thu hồi đất từ người dân và tiến hành bồi thường cây trồng có trên mảnh đất nếu có. Sau khi đã thu hồi hoàn toàn đất từ người dân, Nhà nước có thể xem xét và chuyển quyền sử dụng đất này cho người khác.
  • Nhà nước tiến hành gia hạn thời gian sử dụng đất trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đã cấp từ trước cho người dân. Khi người dân đang tiến hành sản xuất, trồng trọt trên mảnh đất thì có thể được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định nới rộng tại Điều 210 Luật Đất đai 2013 mà không cần làm thủ tục hành chính.

Trong trường hợp thời hạn sử dụng đất đã hết thì người dân cần thực hiện nộp hồ sơ mới để xác nhận lại thời hạn sử dụng đất theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Thời hạn sử dụng đất mới sẽ được thể hiện trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hồ sơ địa chính sở tại.

  • Công dân chủ động tiến hành thủ tục thuê đất để được tiếp tục sử dụng mảnh đát đất trồng cây lâu năm nói trên. Trong trường hợp người dân muốn thuê đất trồng cây lâu năm thì cần nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên Môi trường cấp huyện theo đúng quy định.

Đất trồng cây lâu năm có được xây nhà không?

Đất trồng cây lâu năm CLN vẫn được tính là nhóm đất nông nghiệp và không được sử dụng theo mục đích ở, định cư lâu dài. Nếu muốn xin phép xây nhà trên đất trồng cây lâu năm thì bạn cần thực hiện thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng từ trước. Trường hợp ngoại lệ được phép xây nhà mà không cần chuyển đổi mục đích sử dụng là trường hợp xây nhà vườn sinh thái hoặc trang trại cho mục đích trồng trọt.

Ngoài ra, sau khi đã chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất thổ cư thì bạn vẫn phải tuân theo Điều 6 Luật đất đai sửa đổi 2013. Theo đó, việc xây nhà phải đảm bảo được các yếu tố:

  • Xây nhà đúng quy cách và kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
  • Xây nhà nhưng phải đảm bảo không gây hại đến môi trường và lợi ích của cộng đồng dân cư tại khu vực đó.
  • Sau khi xây nhà, chủ đất vẫn phải thực hiện đẩy đủ quyền và nghĩa vụ đối với thửa đất theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Lưu ý, khi xin cấp phép xây nhà trên đất có trồng cây hàng năm thì cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét chấp thuận hoặc không. Lý do là vì hoạt động này còn cần căn cứ theo Kế hoạch sử dụng đất đai tại địa phương.

Đất trồng cây lâu năm lên thổ cư được không?

Đất trồng cây lâu năm hoàn toàn có thể lên thổ cư được. Điều này được ghi rõ tại Luật đất đai 2013 như sau: Theo quy định, đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp. Khi người sử dụng đất có nhu cầu muốn chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở thì phải được sự đồng đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai).

Cơ quan Nhà nước tại địa phương khi cấp phép chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sẽ căn cứ vào các căn cứ sau:

  • Các chính sách đất đai của địa phương và Kế hoạch sử dụng đất hàng năm chính thức của cấp huyện (theo Thông tư 29/2014/TT-BTNMT). Theo đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào diện tích các loại đất có thể chuyển đổi mục đích sử dụng được phân về xã, phường đó để xem xét, giải quyết cho bạn.
  • Lý do xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất được ghi trong đơn. Bạn sẽ cần trình bày rõ lý do muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong đơn xin chuyển nộp lên cơ quan có thẩm quyền sở tại. Các nhân viên tại đây cũng sẽ căn cứ vào lý do này mà quyết định xem chuyển đổi diện tích đất là bao nhiêu cho trường hợp của bạn.

Cần lưu ý, trước khi thực hiện thủ tục xin chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất thổ cư thì nên kiểm tra trước bản đồ địa chính (có thể hiện kế hoạch sử dụng đất) của địa phương. Tại đây người mua sẽ nắm được lô đất của mình có thuộc khu vực được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay không. Trong trường hợp đất nằm ngoài khu vực cho phép chuyển đổi thì cần chờ Kế hoạch đất đai của năm sau.

Ngoài ra, tùy vào chính sách của từng địa phương mà cơ quan có thẩm quyền phải tuân theo hạn mức giao đất nhất định. Nếu muốn chuyển đổi nhiều diện tích đất nhất có thể thì có thể khảo sát Kế hoạch đất đai của các năm gần đó. Nếu nhận thấy năm sau có khả năng địa phương sẽ nới lỏng hạn mức chuyển đổi đất trồng cây lâu năm thì có thể đợi đến năm sau.

Đất CLN là gì? Có thể chuyển nhượng, xây nhà, lên thổ cư được không?

Đất trồng cây lâu năm lên thổ cư được nhưng cũng cần chú ý một vài điều

Theo luật đất đai, hồ sơ chuyển đổi mục đích cách sử dụng đất gồm:

  • Đơn xin chuyển mục đích cách sử dụng đất
  • Giấy chứng nhận quyền cách dùng đất

Nộp giấy tờ và nhận kết quả tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Hoặc phòng Tài nguyên và Môi trường cấp thị xã, huyện, quận nơi có đất.

Thời hạn để giải quyết việc chuyển đổi này là từ 15 cho đến 25 ngày không kể lễ tết. Trong trường hợp có thiên tai, sự cố, thời gian có thể được gia hạn thêm.

Đất trồng cây lâu năm có chuyển nhượng được không?

Theo Luật đất đai 2013, Đất trồng cây lâu năm có thể chuyển nhượng được, tuy nhiên bạn cần phải lưu ý 1 số điều như sau: Vì đất trồng cây lâu năm là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp nên khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần đáp ứng điều kiện tại Điều 190 Luật đất đai 2013 về điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp.

Theo Điều 190: Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp

“Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ”

Đất Vườn Có Phải Đất Trồng Cây Lâu Năm?

Đây dường như cũng là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người có diện tích đất vườn lớn.

Theo Luật đất đai năm 2003, không phân loại đất là đất màu hay đất vườn. Do đó không có một định nghĩa có tính pháp lý cho hai khái niệm trên. Nhưng theo Từ điển tiếng Việt, có thể hiểu đất màu, đất vườn như sau:

  • Đất màu là đất ở vùng khô chuyên trồng các loại cây hoa màu như khoai, lạc, đậu thay vì cây lúa.
  • Đất vườn là đất để trồng cây cối, rau cỏ.

Theo quy định của Luật đất đai thì đất vườn có thể được dùng vào mục đích nông nghiệp hoặc lâm nghiệp.

  • Đất nông nghiệp là đất dùng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,…
  • Đất lâm nghiệp là đất cách sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp như trồng rừng, khai thác rừng, khoanh nuôi, tôn tạo, cải tạo rừng, nghiên cứu thử nghiệm về lâm nghiệp; đất rừng cấm, vườn quốc gia; …

Theo quy định của Luật đất đai thì đất vườn có thể được sử dụng vào mục đích nông nghiệp hoặc lâm nghiệp. Tuy nhiên, Luật đất đai không còn dùng thuật ngữ đất vườn nữa. Do đó, nếu muốn chuyển đổi. Phải tiến hành làm giấy tờ xin cấp đổi giấy chứng nhận quyền cách dùng đất. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trên đây là mọi thông tin cần biết về đất trồng cây lâu năm CLN. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trợ giúp mua bán đất trồng cây lâu năm ở Phú Quốc thuận lợi nhé. 

(Nguồn: BDS Phú Quốc)

Bình luận
  • Quảng cáo phải tin tức
Thiết kế © 2021 bdsphuquoc.net.vn
0902266769
Google Ads: Google Tag Manager: