- Kinh Nghiệm - Kiến Thức
Điều kiện, hạn mức, thủ tục chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy sản
Cập Nhật: 5/7/2021 | 10:02:37 AM
Ngành nuôi trồng thủy sản được xác định một trong những lĩnh vực quan trọng, vừa đa dạng các sản phẩm đặc trưng phục vụ du khách, vừa tăng thu nhập cho cư dân trên đảo Phú Quốc. Vậy muốn chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy sản ở Phú Quốc cần thỏa mãn điều kiện gì và thủ tục chuyển nhượng đất ra sao?
Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển - Đất Phú Quốc cũng HOT theo
Thành phố Phú Quốc nhấn mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản cả ở nước ngọt và nước mặn, với tổng diện tích quy hoạch tính đến năm 2020 là 214 ha.
Theo đó, nuôi thủy sản nước ngọt khoảng 40 ha ở ven suối, ao, hồ trên đảo với những loài tôm, cá nước ngọt, tập trung ở các xã Dương Tơ, Cửa Cạn, Hàm Ninh, Gành Dầu, Bãi Thơm và phường Dương Đông; tận dụng các con suối trong rừng để nuôi cá trê suối (cá chình suối) kết hợp phát triển du lịch dã ngoại, khám phá.
Tiếp đến, nuôi thủy sản nước mặn trên mặt nước biển 174 ha gồm: Ốc hương ở xã Gành Dầu, trai ngọc ở xã Dương Tơ; nuôi thủy đặc sản; hơn 1.300 lồng, bè trên biển nuôi các loài cá như: Cá bớp, cá mú, tôm hùm và một số đối tượng có giá trị kinh tế khác trên địa bàn các xã Gành Dầu, Thổ Châu, Hòn Thơm và thị trấn An Thới. Ngoài ra, trồng một số loài cây khu vực ven biển như rong nho, rong sụn...
Đất nuôi trồng thủy hải sản thuộc nhóm đất nông nghiệp tại điều 10, đồng thời điều 57 của Luật Đất đai
Việc mua bán đất nuôi trồng thủy sản ở Phú Quốc sẽ mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư. Đặc biệt với những nhà đầu tư dài hạn phát triển theo nghề nuôi cá sẽ thu được tiền lời từ việc cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn trên đảo, hay cung cấp cho các hàng quán khu vực chợ đêm Dinh Cậu, phường Dương Đông phục vụ nhu cầu ẩm thực hấp dẫn cho du khách đến đảo ngọc.
Chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy sản Phú Quốc thế nào?
Đất Cửa Cạn Phú Quốc được đánh giá là một trong những khu vực tiềm năng cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Cũng vì lẽ đó mà nhiều nhà đầu thắc mắc rất nhiều về điều kiện, hạn mức cũng như thủ tục chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy sản ở đây.
Theo quy định của Luật Đất Đai 2013, đất nuôi trồng thủy sản thuộc nhóm đất nông nghiệp nhưng việc chuyển nhượng đất không được thực hiện giống như việc chuyển nhượng đất nông nghiệp mà được nhà nước quy định riêng.
Điều kiện chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy hải sản
Để chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy hải sản tối thiểu phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 106 Luật Đất đai:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 104 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, thì hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.
Hạn mức chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy hải sản
Do đất nuôi trồng thủy hải sản ở Phú Quốc được nhà nước giao cho người dân có hạn mức cụ thể về diện tích và thời hạn sử dụng. Nên quá trình chuyển nhượng cũng phải nằm trong hạn mức quy định.
Đất nuôi trồng thủy hải sản là đất được giao sử dụng 50 năm (hết thời hạn sử dụng sẽ được xem xét và tiếp tục cấp quyền nếu đủ điều kiện).
Đất nuôi trồng thủy sản là loại đất được giao sử dụng là 50 năm và nếu hết thời hạn sử dụng sẽ được xem xét và tiếp tục cấp quyền nếu đủ điều kiện.
Hạn mức giao đất loại này được quy định tại điều 129, khoản 1 tại Luật đất đai 2013:
- Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
- Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
Quy trình, thủ tục chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy hải sản
Với các trường hợp đủ điều kiện chuyển nhượng đất sẽ tiến hành chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai tại Phú Quốc để tiến hành các thủ tục sang tên sổ đỏ.
Thủ tục sang tên sổ đỏ
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (của 2 bên)
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 03/BĐS-TNCN
- Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01
- Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế, lệ phí (nếu có)
Lưu ý: Nhà đầu tư có thể tham khảo yêu cầu hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai hoặc tư vấn ý kiến của Sàn giao dịch bất động sản uy tín Phú Quốc để có sự chuẩn bị tốt nhất
Thủ tục chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy hải sản
Bước 1: Cơ quan quản lý sẽ kiểm tra hồ sơ, xác định vị trí nhà đất gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính
Bước 2: Cơ quan thuế thông báo nghĩa vụ tài chính cho người làm hồ sơ
Bước 3: Người làm hồ sơ nộp thuế trước bạ nhà đất, thuế thu nhập cá nhân từ bất động sản (biên lai thu thuế, lệ phí nộp cho văn phòng đăng ký đất đai)
Bước 4: Nhận kết quả (giấy chứng nhận)
Thuế thu nhập cá nhân từ bất động sản chỉ được miễn khi chuyển nhượng đất giữa các trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế (Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung năm 2012 và 2014). Ngoài các trường hợp này, vẫn phải thực hiện đầy đủ các khoản thuế phí đã được quy định.
Đất nuôi trồng thủy hải sản ở Phú Quốc thuộc loại đất nông nghiệp nên những quy định cũng cần tuân thủ đúng pháp luật. Những thông tin được nêu rõ về thủ tục chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy hải sản ở Phú Quốc và hạn mức, điều kiện chuyển nhượng trên đây của BDS Phú Quốc sẽ góp phần giúp nhà đầu tư nắm rõ hơn.
(Nguồn: BDS Phú Quốc)
- Tin tức khác