- Tin Tức Phú Quốc
Hệ thống giao thông của Phú Quốc phát triển như thế nào?
Cập Nhật: 1/6/2021 | 2:51:12 PM
Để thúc đẩy cho việc phát triển du lịch ở Phú Quốc, một trong những tiền đề quan trọng là hệ thống giao thông thuận lợi. Nhiều công trình giao thông được triển khai nhiều năm trước và đã đi vào hoạt động như: Cảng hàng công Quốc Tế Phú Quốc, Cảng biển quốc tế An Thới, Cảng biển hành khách quốc tế Dương Đông, trục chính giao thông Nam-Bắc đảo, đường vòng quanh đảo...
[Thông tin quy hoạch Thành phố Phú Quốc mới nhất]
Bản đồ giao thông Phú Quốc
1. Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc
Cảng hàng không Phú Quốc nằm trong phường Dương Đông thuộc Thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang. Hàng năm, lượng khách đến thông qua cảng Hàng không Phú Quốc tăng cao liên tục chưa kể giảm tải được tối đa thời gian cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế
Hiện nay Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có các đường bay thẳng đến các thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Rạch Giá, Cam Ranh và 1 số nước như Nga, Sing, HongKong, Thái Lan, Malaysia ….
2. Cảng biển quốc tế An Thới
Cảng An Thới nằm ở mũi phía Nam của đảo Phú Quốc, nơi là bến đậu của thuyền bè di chuyển qua lại giữa 15 hòn đảo nhỏ xung quanh đảo chính. Cảng An Thới cũng là một địa điểm nổi tiếng để du khách có thể ngắm cảnh, câu cá, bơi lội hoặc đi lặn. Từ cảng, du khách có thể nhìn thấy mái của nhà thờ Công giáo trong vùng cũng như một phần biển Dừa ở phía xa. Cảng An Thới thực chất là một bến cảng quốc tế với sức chứa lên tới 500.000-700.00 tấn và trung chuyển 360.000 hành khách mỗi năm. Cảng biển quốc tế An Thới sẽ ngày càng phát triển và tiếp tục phục vụ cho nhu cầu vận chuyển của người dân nơi đây
[Đấu giá cho thuê cảng biển cửa ngõ An Thới Phú Quốc]
3. Cảng biển hành khách quốc tế Dương Đông
Mặc dù chưa được đi vào hoạt động vì chưa hoàn thành. Cảng có khả năng tiếp nhận tàu khách quốc tế có sức chở 5.000-6.000 hành khách. Ngoài ra, cảng còn có thể kết hợp tiếp nhận tàu chở hàng hoặc các tàu cho mục đích an ninh - quốc phòng, nơi đây sẽ là cảng hành khách đa chức năng, đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, có thể tiếp nhận tàu khách du lịch và hàng hóa công suất lớn, tạo động lực phát triển cho đảo Phú Quốc nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.
4. Trục chính giao thông Nam-Bắc đảo
Đường trục chính giao thông Nam Bắc là điểm kết nối hai miền của Phú Quốc lại với nhau,với điểm thuận tiện lưu thông sẽ là ngòi châm giúp đẩy mạnh việc giao thương kinh tế, xã hội và an ninh khu vực. Đường trục chính giao thông Nam Bắc Phú Quốc đóng vai trò quan trọng trong lưu thông liên vùng; đẩy mạnh giao thương và phát triển kinh tế, du lịch, xã hội.
(Nguồn: BDS Phú Quốc)
- Tin tức khác