Google Console: Google ads: Google Tag Manager: Google Analytics
  • Kinh Nghiệm - Kiến Thức
    • Quy hoạch
    • Bản Đồ Quy Hoạch
    • Tin Quy Hoạch
    • Tin tức
    • Tư vấn Luật Đất Đai
    • Tin Thị Trường
    • Tin Tức Phú Quốc
    • Kinh Nghiệm - Kiến Thức
    • Du Lịch Giải Trí

Những lưu ý khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng để mua nhà đất

Cập Nhật: 9/4/2021 | 11:35:56 AM

Khi làm hồ sơ vay ngân hàng, bạn nên đọc kỹ các điều khoản được ghi trong hợp đồng, nếu chưa rõ cần trao đổi ngay và yêu cầu cập nhật cụ thể vào trong hợp đồng. Ngoài ra, người vay nên cân nhắc thời hạn và khả năng trả nợ.

Những lưu ý khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng để mua nhà đất

Trong bài viết này, Bdsphuquoc điểm qua chi tiết 8 lưu ý vô cùng quan trọng khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng để mua nhà đất cần nắm rõ trước khi tiến hành các bước làm hồ sơ vay vốn ngân hàng. 

1. Xác định rõ điều kiện và nhu cầu của bản thân

Ngay từ đầu trước khi đi vay bạn cần cân nhắc kỹ về vấn đề thu nhập cá nhân với khoản vay mong muốn xem khả năng trả nợ có cao không. Nếu không thì đừng vay, hoặc điều chỉnh khoản vay cho hợp lý, nếu không dù bạn chấp nhận trả nợ cao nhưng ngân hàng cũng không đồng ý vì rủi ro quá lớn.

Ví dụ, nếu như thu nhập chỉ 6 triệu đồng mà muốn vay 600 triệu để mua nhà thì chắc chắn là quá sức.

Các chuyên gia khuyên người vay nên kiểm tra kỹ ngân sách, tổng thu nhập mỗi tháng trước khi vay. Việc trả nợ chỉ nên chiếm nhiều nhất khoảng 30-40% tổng thu nhập trong tháng của bạn.

2. Lưu ý kỹ về lãi suất cho vay

Khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng, hãy để ý và so sánh lãi suất giữa các ngân hàng

Khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng, hãy để ý và so sánh lãi suất giữa các ngân hàng

Thường thì lãi suất thực tế của các tổ chức cho vay cơ bản không chênh lệch nhau quá nhiều (trừ trường hợp những khách hàng đặc thù), vì vậy nếu thấy lãi suất thấp nên hỏi rõ. Thường là lãi suất thấp chỉ được duy trì trong thời gian đầu của khoản vay (từ 3-12 tháng) sau đó được thay đổi theo biên độ (biên độ thường được tính bằng lãi suất huy động tại thời điểm thay đổi cộng với một con số cố định) – hãy để ý và hỏi rõ con số đó. Chú ý đến cách tính lãi của ngân hàng, hiện nay, nhà băng có hai hình thức tính lãi là tính theo dư nợ giảm dần và tính theo dư nợ ban đầu.

Ví dụ: Lãi suất ưu đãi 3 tháng đầu tiên là 3%/năm, từ tháng thứ 4 lãi suất bằng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trả lãi cuối kỳ + biên độ 5.5%. Nếu lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tại thời điểm điều chỉnh là 7,2%/năm thì khi đó lãi suất vay sẽ được điều chỉnh: 7,2%+5.5% = 12,7%! Như vậy, so với mặt bằng chung lãi suất 10,5% thời điểm hiện tại thì lãi suất này là cao, mặc dù 3 tháng đầu nhìn lãi suất ưu đãi rất thấp.

3. Chọn ngân hàng và dịch vụ

Vì mỗi ngân hàng đều có đặc trưng riêng về lãi suất, thời hạn, cách trả lãi,... để chọn được ngân hàng phù hợp nhất bạn cần phải dành thời gian để tìm hiểu. Ngoài ra, các ngân hàng hiện nay luôn có nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho các dịch vụ. Cứ so sánh thấy cái nào tốt hơn thì lựa chọn.

Hầu như ngân hàng nào cũng dao động quanh mức lãi suất mà Nhà nước quy định nên chỉ chọn trên tiêu chí chất lượng phục vụ. Bạn sẽ tiết kiệm một khoảng thời gian đối với việc tìm hiểu thông tin từng ngân hàng, từng chương trình ưu đãi mà sẽ hỏi thăm từ những người xung quanh, ngân hàng nào có nhân viên phục vụ nhiệt tình chu đáo, chọn đúng ngân hàng có nhân viên chuyên nghiệp, bạn sẽ còn được tư vấn tốt hơn để lấy lãi tốt hơn về sau.

4. Lựa chọn phương án vay

Chọn thời hạn vay: Tùy vào thu nhập và số tiền vay mà bạn nên cân nhắc kỹ thời hạn vay vốn sao cho phù hợp nhất. Nếu thu nhập thấp thì bạn nên kéo dài thời hạn vay, khi đó sẽ giảm số tiền gốc hàng tháng mà bạn phải trả cho ngân hàng. Chẳng hạn, khi vay 100 triệu đồng, nếu bạn vay trong một năm thì mỗi tháng sẽ trả dư nợ gốc khoảng 8.4 triệu đồng kèm với lãi. Nhưng nếu thu nhập của bạn thấp, có thể kéo dài thời hạn vay lên thành hai năm. Khi đó, mỗi tháng bạn chỉ phải trả khoản dư nợ gốc tầm 4.2 triệu đồng kèm với lãi.

Hãy chọn cho mình thời hạn vay phù hợp để tránh bị áp lực về tài chính

Hãy chọn cho mình thời hạn vay phù hợp để tránh bị áp lực về tài chính

Hình thức trả lãi: Chú ý là Ngân hàng có thể sẽ thay đổi lãi suất theo định kỳ mà hầu như đâu ai theo dõi và biết chính xác. Chẳng hạn như liên quan vay tiền gói 30.000 tỷ, ban đầu lãi suất thấp nhưng sau đó lại nâng lãi suất, nếu không phải trường hợp này nổi bật trên báo chắc mọi người cũng không để ý đâu.

Vì vậy, khi vay, bạn cần hỏi rõ cách thức tính hoặc cách cập nhật lãi suất sau mỗi kỳ điều chỉnh của ngân hàng để chủ động hơn trong kế hoạch vay và trả nợ.

5. Phải chuẩn bị đầy đủ thủ tục, hồ sơ vay

Thường ngân hàng yêu cầu bắt buộc khi muốn vay vốn, khách hàng cá nhân cần có hồ sơ gồm:

Giấy đề nghị vay vốn ngân hàng (theo mẫu của từng ngân hàng).

Tài liệu chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, Xác nhận lương, Hợp đồng cho thuê nhà, thuê xe, giấy phép kinh doanh… của người vay và người cùng trả nợ.

Chuẩn bị hồ sơ:

Khi bắt đầu làm hồ sơ vay mua nhà, bạn không đủ giấy tờ, tài liệu, bắt buộc phải đợi bổ sung, do đó chậm trễ thêm tiến trình thủ tục. Bạn cần biết trước mình cần phải có những loại giấy tờ, thủ tục gì theo yêu cầu của ngân hàng như giấy tờ căn nhà, đất dự định mua, giấy thoả thuận hoặc hợp đồng mua bán nhà, giấy đặt cọc, tài liệu chứng minh thu nhập… Để có thể nắm được các thủ tục này, bạn yêu cầu chuyên viên quan hệ khách hàng tư vấn kỹ. Nếu giấy tờ không sẵn sàng và không đầy đủ, việc vay vốn sẽ bị trì hoãn lâu hơn.

1. Hồ sơ pháp lý:

  • CMND (CMND hoặc Hộ Chiếu hoặc Thẻ căn cước của bạn và vợ/chồng bạn (bản photo) – không cần phải cấp ở nơi bạn đang sống hoặc nơi bạn mua nhà. Và CMND phải còn hạn (CMND hạn 15 năm, Hộ chiếu 10 năm).
  • Hộ khẩu (Sổ hộ khẩu hoặc KT3 – photo. Nếu có SHK rồi thì không cần KT3 nữa, KT3 là Sổ tạm trú dài hạn, bạn chỉ cần đến Công an Phường/Xã nơi bạn đang ở (cùng tỉnh/thành phố với nơi bạn định vay vốn) yêu cầu cấp là được. Nên gặp Cảnh sát khu vực để được hướng dẫn).
  • Đăng ký kết hôn / Xác nhận độc thân (Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân – Do UNBD Phường/Xã nơi bạn có Hộ khẩu cấp).

2. Hồ sơ tài chính:

  • Nguồn thu từ lương: HĐLĐ, Quyết định công tác, hoặc thư xác nhận bản gốc từ người sử dụng lao động. Sao kê tài khoản trả lương qua ngân hàng hoặc bảng lương (phiếu nhận lương) 03 tháng gần nhất (06 tháng đối với người có thu nhập từ hoa hồng bán hàng/nhân viên kinh doanh).
  • Hợp đồng mua bán nhà, các giấy tờ liên quan đến đặt cọc, thanh toán khác (nếu có).
  • Nguồn thu từ Hộ kinh doanh: ĐKKD, Sổ sách ghi chép 3 tháng.
  • Nguồn thu từ công ty riêng: ĐKKD, BCTC 2 năm gần nhất, Hóa đơn VAT 6 tháng gần nhất, Hợp đồng đầu ra có giá trị.
  • Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập khác, ví dụ như: Nhà cho thuê/xe cho thuê ổn định trong vòng 06 tháng gần đây (sổ đỏ nhà cho thuê/giấy tờ xe mang tên người vay+ biên nhận tiền cho thuê…).

3. Hồ sơ mục đích vay:

  • Mua BĐS: Giấy đặt cọc / Thỏa thuận mua bán...
  • Xây sửa nhà cửa: Hợp đồng thi công / Bảng dự toán...
  • Tiêu dùng: Bảng kê các vật dụng cần mua...

4. Hồ sơ tài sản tích lũy:

  • Các BĐS, xe ô tô... hoặc sổ tiết kiệm bạn đang đứng tên.
  • Lưu ý: Các nguồn thu nhập từ mua bán chứng khoán, cổ phiếu không được chấp nhận.

Các loại hợp đồng vay vốn: Thông thường, khi được vay, cảm giác nhận được tiền dễ làm ngươi vay chủ quan và thoả hiệp với các điều khoản trên Hợp đồng tín dụng và các hợp đồng khác. Nhiều khách hàng gần như không đọc nội dung Hợp đồng, chỉ ký theo yêu cầu của Ngân hàng. Điều này rủi ro nếu Ngân hàng soạn sai nội dung hoặc cá nhân nào đó có hành vi lợi dụng gian lận. Hãy chắc chắn rằng bạn đã đọc hợp đồng và cầm 01 bản hợp đồng (có đầy đủ chữ ký, con dấu, dấu giáp lai của Ngân hàng nơi bạn vay vốn).

6. Quan tâm đến chi phí phát sinh ngoài khoản vay

Để không bị ngân hàng phạt phí, bạn nên lên kế hoạch trả nợ phù hợp

Để không bị ngân hàng phạt phí, bạn nên lên kế hoạch trả nợ phù hợp

Tuy là ngân hàng sẽ quy định sẵn các khoản lãi trong hợp đồng cho vay nhưng bản thân bạn cũng nên quan tâm đến các chi phí phát sinh khác như:

Phí: Đi kèm theo một món vay sẽ có vô vàn các loại phí dịch vụ như phí thẩm định hồ sơ, phí thẩm định tài sản bảo đảm, phí công chứng/đăng ký thế chấp tài sản,… cả phí hoa hồng khi vay. Hãy để ý đến chúng và hỏi kỹ nếu bạn không thật sự dư giả.

Phí phạt: Nhiều tổ chức cho vay đề ra nhiều mức phạt khác nhau và khá lớn. Trong đó lưu ý nhất là phạt trả trước hạn. Phí phạt trả trước hạn là loại phí bạn phải đóng nếu “chẳng may” bạn trả nợ trước hạn (một phần hoặc toàn bộ khoản vay), phí này thường được tính bằng tỷ lệ phạt nhân số tiền gốc trả trước hạn. Bạn phải biết là các ngân hàng cũng thường có phí phạt dao động từ 1-3% trên dư nợ còn lại khi khách hàng trả nợ trước hạn và áp dụng lãi suất từ 1.1 đến 1.5 lần lãi suất trong hạn đối với khoản nợ quá hạn.

Ví dụ bạn vay 2,5 tỷ, phí phạt trước hạn quy định là 3%/ số tiền trả trước hạn. Giả sử bạn vay trả góp và muốn trả nợ trước hạn (vì bạn có tiền từ đâu đó) – giả sử tại thời điểm trả trước hạn dư nợ của bạn còn 2 tỷ. Khi đó phí trả nợ trước hạn là: 2 tỷ x 3% = 60 triệu đồng (con số không hề nhỏ và nó sẽ lớn hơn nếu tỷ lệ phạt trả nợ trước hạn cao hơn). Nếu không được thông báo trước, cũng như không có dự trù thì bạn có thể “bất ngờ không thú vị” với những khoản này.

7. Kế hoạch trả nợ

Ngân hàng sẽ giải ngân và giám sát việc sử dụng vốn vay thực tế của chúng ta, để đảm bảo khả năng thu nợ. Cho nên ở bước này, bạn phải luôn nghiêm túc trong việc kinh doanh, hay mua tiêu dùng, hay xây dựng nhà, công trình,... đúng với những gì đã cam kết và luôn đảm bảo chi trả cho ngân hàng theo kỳ đã thỏa thuận. Nếu trong quá trình này có gì bất trắc, nên báo lại với ngân hàng để được tư vấn giải quyết.

Chẳng hạn như sắp kết thúc hợp đồng mà chúng ta vẫn chưa hoàn trả đủ số tiền cho vay, bạn có thể xin điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ vay nhằm mục đích giảm thiểu hậu quả bị tính lãi phạt vì lãi phạt là khá cao, nếu gánh thêm khoản đó thì nợ sẽ chất đống, khó mà thoát khỏi vòng vây nợ.

Để ý đến các điều kiện cho vay: Nhiều tổ chức để đảm bảo hạn chế rủi ro, họ sẽ đưa ra khá nhiều điều kiện khi cho vay, hãy chú ý đến chúng, nếu bạn chắc chắn thực hiện được thì hãy đồng ý, còn không bạn nên thương lượng với tổ chức cho vay để thương lượng.

8. Giữ liên lạc với ngân hàng

Đừng bị động chờ đợi khoản vay được duyệt và giải ngân, hãy giữ liên lạc với ngân hàng. Tránh nguy cơ vi phạm tiến độ thanh toán hoặc thiệt hại số tiền đã đặt cọc hợp đồng mua nhà. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn ngân hàng và chương trình ưu đãi vay mua nhà phù hợp.

Các chương trình ưu đãi vay mua nhà hiện nay đa phần tập trung vào lãi suất, kết hợp với các quà tặng, ưu đãi giảm giá của dự án qua các chương trình hợp tác giữa Ngân hàng và Chủ đầu tư. Với một khoản vay dài hạn như mua nhà, khi lựa chọn, đừng vội nhìn vào con số, không ngân hàng nào cho bạn vay không lãi, cần xác định lãi suất thực tế trong suốt thời gian vay (bao gồm lãi suất ưu đãi và sau ưu đãi). 

Hãy biết chắc chắn rằng bạn có thể biết được lãi suất thật (lãi suất sau ưu đãi) của Ngân hàng.

(Nguồn: BĐS Phú Quốc)

Bình luận
  • Quảng cáo phải tin tức
Thiết kế © 2021 bdsphuquoc.net.vn
0902266769
Google Ads: Google Tag Manager: