Google Console: Google ads: Google Tag Manager: Google Analytics
  • Kinh Nghiệm - Kiến Thức
    • Quy hoạch
    • Bản Đồ Quy Hoạch
    • Tin Quy Hoạch
    • Tin tức
    • Tư vấn Luật Đất Đai
    • Tin Thị Trường
    • Tin Tức Phú Quốc
    • Kinh Nghiệm - Kiến Thức
    • Du Lịch Giải Trí

Trình tự - Thủ tục chuyển nhượng đất hộ gia đình mới nhất 2021

Cập Nhật: 20/7/2021 | 10:41:50 AM

Chuyển nhượng đất hộ gia đình thường gặp một số vướng mắc, thậm chí là tranh chấp giữa các thành viên nếu có người phản đối việc chuyển nhượng. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ những trình tự, thủ tục thực hiện việc chuyển nhượng để người dân biết cách bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Theo quy định của pháp luật đất đai, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình cùng sử dụng, nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của chủ sử dụng đất với diện tích đất đã được nhà nước công nhận và giao cho.

Đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình, việc cá nhân là thành viên hộ muốn định đoạt đối với diện tích đất  lại khó khăn và phức tạp hơn khi hộ gia đình có nhiều hơn 2 thế hệ tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp và nguồn gốc đất được truyền lại qua nhiều đời.

Hộ gia đình sử dụng đất là gì?

Theo Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”.

Đất đứng tên hộ gia đình được hiểu là việc ghi nhận những thành viên trong gia đình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo đó, một người sẽ trở thành thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất (người có quyền đối với thửa đất) khi có đủ 03 điều kiện sau:

  • Điều kiện 1: Có quan hệ hôn nhân (vợ chồng), quan hệ huyết thống (cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ,…), quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi).
  • Điều kiện 2: Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất (thời điểm cấp Giấy chứng nhận đối với đất không có nguồn gốc được Nhà nước giao, cho thuê), nhận chuyển quyền sử dụng đất (nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho,…).
  • Điều kiện 3: Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như cùng nhau đóng góp, tạo lập hoặc được tặng cho, thừa kế chung,…

Quy định pháp luật về sở hữu tài sản chung của hộ gia đình

Trường hợp, các thành viên không có thỏa thuận khác thì quyền sử dụng đất  trở thành tài sản chung của hộ gia đình hay còn gọi là sở hữu chung hợp nhất theo quy định tại Điều 212 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.”

>>> Có thể bạn quan tâm: Mua đất An Thới Phú Quốc giá rẻ

Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ gia đình

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể hiểu chính là mua bán đất tại Phú Quốc. Để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cá nhân cần đáp ứng điều kiện luật định. Quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình như nào?

Căn cứ tại (Điều 102 và Điều 212 Bộ luật dân sự 2015), đất thuộc hộ gia đình được quy định như sau:

  • Bất động sản chung của hộ gia đình gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định.
  • Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Bộng sản có đăng ký là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trường hợp này bộc phải có sự đồng ý của những thành viên còn lại trong sổ đỏ. Khi thực hiện giao dịch mua bán đất, hợp đồng,văn bản liên quan của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định ký tên được quy định tại Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Trình tự, thủ tục thực hiện việc chuyển nhượng đất hộ gia đình

Bước 1: Hai bên sẽ đến văn phòng công chứng thành lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tiến hành công chứng chứng hợp đồng. Khi đi thì mình sẽ mang theo: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , sổ hộ khẩu của hai bên, đối với trường hợp người mua đã kết hôn thì có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, còn chưa thì phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính (tại UBND cấp huyện nơi có nhà, đất)

- Hồ sơ thực hiện gồm:

  • Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký.
  • Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính)
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
  • Chứng minh nhân dân và Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
  • Đối với trường hợp cho tặng, thừa kế phải có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân.

- Thời hạn có thông báo nộp thuế: 10 ngày sau khi có thông báo; thì người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Bước 3: Kê khai hồ sơ sang tên (tại UBND quận/huyện nơi có nhà, đất)

- Hồ sơ sang tên sổ đỏ gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký biến động (do bên bán ký); Trong trường hợp có thỏa thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay.
  • Hợp đồng chuyển nhượng; hợp đồng tặng cho; hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản; văn bản khai nhận di sản;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc)
  • Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản gốc)
  • Bản sao Chứng minh nhân dân và Sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng.

- Thời hạn sang tên: Theo quy định của pháp luật

Bước 4: Nộp đủ lệ phí theo quy định và nhận sổ đỏ.

- Các loại thuế và lệ phí phải nộp đối với bên mua :

  • Lệ phí trước bạ:
  • Căn cứ quy định tại nghị định 45/2015 Chính Phủ quy định về lệ phí trước bạ; cụ thể như sau: Tiền nộp đất = (Diện tích đất) x (Giá đất) x (Lệ phí)

Trong đó:

  • Diện tích đất tính bằng m2
  • Giá đất theo bảng giá của Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có đất.
  •  Lệ phí 0,5%.
  • Các lệ phí khác: Theo điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC Việc chuyển nhượng sẽ chịu :Lệ phí địa chính: 15.000 đồng. Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 62/2013/TTLT-BTC-BTP thì việc chuyển nhượng sẽ chịu: Lệ phí thẩm định: 0.15% giá trị chuyển nhượng (tối thiểu là 100.000 đồng và tối đa là 5.000.000 đồng)

Trên đây là tư vấn của BDS Phú Quốc về chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ gia đình (sang tên đất hộ gia đình). Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline để được tư vấn.

(Nguồn: BDS Phú Quốc)

Bình luận
  • Quảng cáo phải tin tức
Thiết kế © 2021 bdsphuquoc.net.vn
0902266769
Google Ads: Google Tag Manager: